Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là "Nhà": Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên "Trái Đất" là ai?

Ngày 22/4/2020 đánh dấu tròn 5 thập kỷ Ngày Trái Đất (Earth Day) ra đời. 

Là hành tinh duy nhất có sự tồn tại của con người trong Hệ Mặt Trời, địa cầu xanh được ví là hòn ngọc đẹp nhất, chứa đựng sức sống kỳ diệu nhất của vũ trụ, bởi thế, Ngày Trái Đất ra đời để nhắc nhở mọi người chung tay bảo vệ vẻ đẹp ấy thật bền vững, chung tay giải quyết các vấn đề môi trường (như biến đổi khí hậu , nóng lên toàn cầu) trong bối cảnh công nghiệp và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất ra đời (22/4/1970-22/4/2020), Tạp chí chuyên đề khoa học, công nghệ Popular Mechanics (New York, Mỹ) liệt kê những điều khó tin về hành tinh đất đá mà chúng ta gọi là "NHÀ", mời độc giả theo dõi.

01. Ai là người đặt tên cho quả địa cầu là "Trái Đất - Earth"?

Không ai biết! Không giống như các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời , người ta không tìm thấy dữ liệu về người hoặc nhóm người nào đã đặt tên cho Trái Đất . Cái tên ấy ra đời như thế nào, vào năm nào và tại sao, tất cả các câu hỏi cho đến nay vẫn không ai tỏ.

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là Nhà: Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên Trái Đất là ai? - Ảnh 1.

Trái Đất - NHÀ của loài người. Ảnh: AARON FOSTER / GETTY IMAGES

Chỉ biết rằng, thuật ngữ "Trái Đất" xuất phát từ tiếng Anh cổ và tiếng Đức cao địa (Old English và High Germanic). Trái Đất cũng là hành tinh duy nhất trong Thái Dương Hệ không được đặt theo tên của vị thần Hy Lạp hoặc La Mã nào. 

[Kim tinh (Venus) đặt theo tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã - Hải Vương tinh (Neptune) là tên của thần biển La Mã - Hỏa tinh (Mars) đặt theo tên của chiến thần La Mã...]

02. Trái Đất già hơn 10.000 lần so với con người

"Hành tinh Trái Đất có tuổi đời ước tính 4,5 tỷ năm", Jeremiah P. Ostricker, Học giả nghiên cứu cao cấp tại Đại học Princeton (Mỹ) nói với Popular Mechanics . "Người tinh khôn Homo Sapiens đã tồn tại gần 450.000 năm, tức là bằng 1/10.000 tuổi của hành tinh.

Để độc giả dễ hình dung, nếu chúng ta gói gọn toàn bộ lịch sử hình thành Trái Đất 4,5 tỷ năm trong 24 giờ đồng hồ thì thời điểm con người xuất hiện là 23 giờ 59 phút 56 giây.

03. Xa lộ 66 của Mỹ dài hơn khoảng cách từ lớp vỏ đến lõi Trái Đất

Xa lộ 66 của Mỹ (Route 66) dài 3.940 km. Điều này có nghĩa là nó dài hơn ranh giới giữa lớp vỏ lõi Trái Đất (dưới 3000 km), ít hơn gần 1000 km so với tuyến đường cao tốc nối từ Đông sang Tây của Mỹ", nhà địa chấn học Jennifer Jackson thuộc Viện nghiên cứu California (Caltech) cho biết.

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là Nhà: Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên Trái Đất là ai? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Theo các nhà khoa học, vùng ranh giới giữa lớp vỏ và lõi Trái Đất là khu vực phức tạp nhất của hành tinh. Nơi chưa đá rắn và sắt lỏng này có ảnh hưởng rất lớn đền sự tồn tại của thế giới bề mặt. Động lực học phức tạp của ranh giới lõi-lớp vỏ Trái Đất ảnh hưởng đến trường địa từ bảo vệ Trái Đất và chuyển động của các mảng kiến ​​tạo.

04. Áp suất "nghiền nát tất cả" tại lõi Trái Đất

5.500 độ C là nhiệt độ mà giới khoa học ước tính tại lõi Trái Đất. Thế giới hình cầu nhỏ ở trong cùng của Trái Đất có bán kính khoảng 1.220 km. Đây được xem là nơi chứa toàn sắt nóng nung chảy.

Lõi Trái Đất gồm lõi trong và loãi ngoài. Áp suất của lõi trong Trái Đất là 3.000.000 atm (átmốtphe tiêu chuẩn). Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng: Áp suất tại điểm sâu nhất Trái Đất (11.000 mét) là 1.100 atm, tương đương với trọng lượng của một tấn đặt lên đầu ngón tay. Do vậy, với áp suất 3.000.000 atm (gấp gần 3000 lần) của lõi trong thì vạn vật sẽ bị nghiền nát khủng khiếp cỡ nào.

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là Nhà: Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên Trái Đất là ai? - Ảnh 3.

Các lớp của Trái Đất. Ảnh: Johan Swanepoel / Alamy

05. Trái Đất có một lò phóng xạ khổng lồ

Tổng cộng, Trái Đất tạo ra tới 40 terawatt nhiệt (tương đương 40.000 tỷ watt), một nửa trong số đó đến từ sự phân rã phóng xạ trong lõi Trái Đất, theo một nghiên cứu năm 2011. Các nhà khoa học đã đo các hạt gọi là phản neutrino (antineutrino) phát ra từ lõi Trái Đất và thấy rằng một nửa nhiệt lượng của Trái Đất được tạo ra thông qua sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố nhất định.

Tom Crafford, Điều phối viên Chương trình Tài nguyên Khoáng sản tại Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết: Hầu hết nhiệt lượng bên trong giữ cho Trái Đất tồn tại, sự sống động của hành tinh đến từ sự phân hủy phóng xạ của các nguyên tố như thorium, uranium và kali ở lõi trong.

06. Một trận động đất cường độ 12 sẽ cắt đôi Trái Đất

Trái Đất chưa từng xảy ra một trận động đất cường độ 9,5 trong lịch sử. Về lý thuyết mà nói, sẽ không thể có một trận động đất cường độ 12. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, nó sẽ khiến Trái Đất chúng ta bị cắt làm đôi, có khả năng kết liễu sự sống hành tinh trong chốc lát.

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là Nhà: Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên Trái Đất là ai? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Internet

"Khi một trận động đất xảy ra, người ở phía bên kia hành tinh có thể cảm nhận được. Thông thường, động đất có thể xảy ra ở độ sâu hơn 640 km dưới bề mặt Trái Đất và được cảm nhận theo nghĩa đen ở phía bên kia của địa cầu", nhà địa chấn học Zhongwen Zhan thuộc Caltech cho biết.

Năm 2013, một trận động đất cường độ 8 xảy ra gần quần đảo Kuril (Nga) ở độ sâu hơn 640 km và người dân Úc vẫn có thể cảm thấy sự kiện này.

07. NGÀY đang dần dài hơn ĐÊM

Thủy triều là sự khác biệt nhỏ giữa lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời và lực ly tâm ở hai hướng ngược nhau. Thủy triều trên Trái Đất mạnh nhất khi Trái Đất-Mặt Trăng-Mặt Trời nằm trên một đường thẳng (điều xảy ra khi Trăng tròn và Trăng non).

Đại dương phản ứng nhiều nhất với sự kiện này, nhưng ngay cả Trái Đất rắn cũng phản ứng với các lực thủy triều. Phản ứng đồng thời xảy ra bao gồm: Nước di chuyển trong các đại dương và đá di chuyển dưới lòng đất, cả hai đều tiêu tan động năng. Kết quả cuối cùng là Trái Đất quay xoáy xuống khiến ngày trở nên dài hơn đêm.

08. Trái Đất có nhiều virus hơn số sao trong vũ trụ

Viết trên National Geographic , Tiến sĩ Mỹ Katherine J. Wu cho biết: Trái Đất ngập tràn virus . Ước tính có khoảng 10 30 (1.000 tỷ tỷ tỷ) virus đang tồn tại trên đại dương Trái Đất. Con số này đủ gấp 100 triệu lần số sao trong vũ trụ mà con người tìm thấy được.

Ngoài ra, trong 1 muỗng cà phê đất, có khoảng 1 tỷ vi khuẩn. Con số này tương đương với số người hiện đang sống tại châu Phi - Nhà sinh vật học Dianne Newman ở Caltech cho biết.

09. Sự sống dồi dào dưới đáy biển

"Các trầm tích dưới đại dương Trái Đất là nơi cư trú của khoảng 2,9 x 10 29 vi sinh vật, tồn tại ở độ sâu tới 2,5 km dưới đáy biển. Phần lớn sinh quyển dưới lòng đất sâu phát triển cực kỳ chậm so với sự sống ở thế giới bề mặt, với ước tính phân chia tế bào cứ sau 10-1000 năm một lần. " Nhà địa chất học của Caltech là Victoria Orphan nói.

Các nhà khoa học đang tìm kiếm nguồn sống mới của vi sinh vật ngày càng sâu hơn dưới đáy biển hơn bao giờ hết. Vào tháng 3/2020, một nhóm các nhà khoa học tiết lộ rằng họ đã tìm thấy dấu vết của vi khuẩn trong các tảng đá sâu 122 mét dưới đáy biển.

10. Nước biển có thể tăng 75 cm vào năm 2100

"Vào cuối thế kỷ này, nước biển có thể tăng lên 60 cm hoặc hơn. Hậu quả cho việc nước biển dâng từ 30 đến 75 cm là có thể làm biến mất các quốc đảo thấp, bãi biển đẹp và sự hủy hoại của các hệ sinh thái biển" - nhà khoa học khí hậu Tapio Schneider thuộc Caltech nói.

11. Mây giúp điều chỉnh nhiệt độ Trái Đất

12 điều khó tin về hành tinh chúng ta gọi là Nhà: Ngày đang dài hơn đêm, người đặt tên Trái Đất là ai? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa: Internet

"Nếu bạn mang tất cả các giọt nước trên mây lên bề mặt, nó sẽ phủ Trái Đất bằng một màng chất lỏng không dày hơn tóc người", chuyên gia của Caltech cho biết. 

"Tuy nhiên, lượng nước nhỏ bé này lại có thể tạo ra sự khác biệt cho những ngày hè mát mẻ và nó cực kỳ quan trọng đối với khí hậu. Trung bình, mây làm mát Trái Đất 13 độ so với nhiệt độ toàn cầu không có mây.

Bao nhiêu sự nóng lên toàn cầu mà chúng ta có được chủ yếu phụ thuộc vào việc chúng ta có nhiều hay ít mây hơn khi khí hậu ấm lên. 

Tại Caltech, chúng tôi đang nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các mô hình khí hậu và mô phỏng đám mây của chúng tốt hơn, để có câu trả lời chính xác hơn về cách thức khí hậu thay đổi nhờ có mây.

12. Lỗ thủng Ozone đầu tiên vẫn chưa lành hẳn

Các nhà khoa học đã phát hiện ra lỗ thủng tầng Ozone đầu tiên vào năm 1985, nằm ngay phía trên Nam Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Cực. Điều đáng nói là sau 35 năm trôi qua, lỗ thủng này vẫn chưa lành. Trong khi đó, vào tháng 4/2020, giới khoa học phát hiện lỗ thủng tầng Ozone hiếm có tại Bắc Cực.

Điều này khiến giới khoa học Trái Đất quan ngại về tình trạng phát thải hóa chất độc hại (như CFC, clo và brom) gây xói mòn tầng Ozone - tấm chăn dày bảo vệ sự sống Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím.

Liên Hợp Quốc vẫn đang nỗ lực vận động các quốc gia tuân thủ Nghị định thư Montreal năm 1987 nhằm hạn chế phát thải hóa chất gây ảnh hưởng đến tầng Ozone.

Bài viết sử dụng nguồn: Popular Mechanics Magazine

* Đọc bài cùng  tác giả Trang Ly tại đây .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét