Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Toan tính của các 'tay chơi' trong căng thẳng Mỹ - Iran

Căng thẳng Washington - Tehran leo thang sau vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani, cũng như đòn đáp trả bằng tên lửa đạn của Iran. Dù tình hình đã lắng dịu và khó dẫn tới chiến tranh, giới chuyên gia vẫn cho rằng những hệ quả của chúng không chỉ là vấn đề giữa Mỹ và Iran mà còn tác động đến hàng loạt cường quốc trên thế giới.

" Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn sẽ rơi vào thế khó xử. Họ muốn làm trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran nhưng dường như không thể gây tác động với cả hai phía", công ty tư vấn tình báo Stratfor có trụ sở tại Mỹ nhận định.

Đại diện các nước tham gia ký JCPOA năm 2015. Ảnh: Wikimedia Commons.

Đại diện các nước tham gia ký JCPOA năm 2015. Ảnh: Wikimedia Commons .

Mỹ tỏ ý không muốn EU làm trung gian hòa giải khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần yêu cầu Anh, Đức và Pháp từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) được ký với Iran năm 2015. Washington rút khỏi thỏa thuận hồi năm 2018 và tái áp đặt nhiều biện pháp cấm vận nhằm vào Tehran.

Bản thân quan hệ EU - Iran cũng rất phức tạp. Anh, Đức và Pháp đang vật lộn để thuyết phục Iran tuân thủ điều khoản JCPOA, trong bối cảnh Tehran liên tục giảm bớt cam kết nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Washington. Chính phủ ba nước này cũng chỉ trích chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng như đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Anh, Đức và Pháp hôm 14/1 kích hoạt "cơ chế giải quyết tranh chấp" theo JCPOA với cáo buộc Iran vi phạm điều khoản về hạn chế chương trình hạt nhân. Động thái này nhằm buộc Tehran tuân thủ thỏa thuận nếu không muốn bị các cường quốc này trừng phạt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy EU muốn duy trì JCPOA bằng biện pháp ngoại giao và cơ chế đa phương.

Dù công khai lên án Iran tấn công căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq, cả Anh và Pháp đều bí mật thuyết phục Mỹ không trả đũa quân sự do lo ngại rằng EU sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu xung đột lan rộng tại Trung Đông.

Các nước châu Âu lo ngại Iran phát triển sức mạnh hạt nhân nhưng cũng đối mặt nguy cơ các lực lượng dân quân thân Iran, vốn là thành phần văn phòng dịch thuật quan trọng của cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq, bị suy yếu. Bất ổn Trung Đông gia tăng cũng khiến EU hứng chịu thêm làn sóng người di cư, kèm theo đó là chủ nghĩa khủng bố bùng phát khắp châu lục.

Tên lửa phòng không Tor-M1 được Nga bán cho Iran năm 2005. Ảnh: AFP.

Tên lửa phòng không Tor-M1 được Nga bán cho Iran năm 2005. Ảnh: AFP .

Iran là trụ cột quan trọng trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông của Nga . Ngoài cạnh tranh ảnh hưởng với phương Tây, Moskva cũng muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí và các hoạt động kinh tế trong khu vực.

"Nga sẽ muốn duy trì JCPOA dưới hình thức nào đó, nhưng quan hệ hợp tác Nga - Iran không hoàn toàn phụ thuộc vào điều này. Nếu JCPOA đổ vỡ và Iran bị tái áp đặt trừng phạt, Nga có thể điều chỉnh hợp tác để hạn chế tác động của các biện pháp cấm vận thứ cấp, nhưng chắc chắn không cắt quan hệ vì Tehran là đối tác hữu ích ở Trung Đông", các chuyên gia của Stratfor nhận xét.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Iran cũng có thể buộc Nga cân nhắc trước khi hỗ trợ xây dựng nhà máy hạt nhân hoặc bàn giao các vũ khí hiện đại như tên lửa phòng không S-300 cho Tehran. Điều này có thể khiến Moskva mất một phần nguồn thu trực tiếp từ các hợp đồng quốc phòng, cùng nhiều thỏa thuận đi kèm nếu JCPOA đổ vỡ.

Nga nhiều khả năng vẫn ủng hộ Iran một cách thận trọng, bởi nó sẽ giúp Nga tiếp tục mở rộng ảnh hưởng khu vực. Việc cắt đứt quan hệ sẽ khiến Tehran trở thành đối thủ cạnh tranh chính trị của Moskva trong cuộc chiến cũng như quá trình tái thiết Syria.

Trung Quốc cũng muốn đảm bảo ổn định ở vịnh Ba Tư do lợi ích kinh tế và bảo vệ nguồn cung dầu mỏ. Một cuộc khủng hoảng kéo dài hoặc xung đột quân sự ở khu vực có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu và khiến giá dầu thô tăng vọt, đe dọa nhân lực và tài sản của Bắc Kinh tại Trung Đông, cũng như gây bất ổn cho kinh tế toàn cầu. Điều này không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.

Căng thẳng khu vực leo thang cũng thách thức chính sách duy trì quan hệ thận trọng của Bắc Kinh với các nước Trung Đông. Trung Quốc sẽ rơi vào thế khó khăn khi phải cân bằng với Iran và các đối thủ của họ như Mỹ, Arab Saudi và Israel.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nga hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nga hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters .

Iran là nhà cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Trung Quốc, cũng đóng vai trò thiết yếu trong tham vọng mở rộng hiện diện và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã điều chỉnh quan hệ với Tehran để không gây hại đến hợp tác với các nước Vùng Vịnh, cũng như tránh để các công ty đang hoạt động ở Iran bị Mỹ trừng phạt bổ sung.

Bắc Kinh đang không ngừng kêu gọi thúc đẩy hòa bình và đối thoại để bảo vệ lợi ích ở Trung Đông, đồng thời bắt tay với châu Âu để duy trì JCPOA và tìm thêm các kênh ngoại giao khác.

"Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận truyền thống là tập trung vào ngoại giao, hạn chế tham gia trực tiếp vào các vấn đề tại Trung Đông để tránh bị kéo vào xung đột sắc tộc và tôn giáo phức tạp", các chuyên gia của Stratfor dự đoán.

Duy Sơn (Theo Business Insider )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét